Con cái hành hạ, ngược đãi cha mẹ, có hành vi chửi bới, đánh đập… cha mẹ thì có bị mất quyền thừa kế tài sản do cha mẹ để lại không? Cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây để biết con bất hiếu có mất quyền thừa kế không?

>>> Xem thêm tại: Phí Dịch vụ sang tên sổ đỏ do bên nào chịu? Mức phí theo quy định mới nhất hiện nay là bao nhiêu?

1. Con bất hiếu có mất quyền thừa kế tài sản không?

Hiện nay có hai hình thức nhận quyền thừa kế di sản cha mẹ để lại là để lại theo di chúc và phân chia di sản theo pháp luật. Do đó, tùy từng trường hợp, con bất hiếu có mất quyền thừa kế tài sản không sẽ được quy định khác nhau. Cụ thể:

1.1 Quyền thừa kế tài sản theo di chúc

Khi thừa kế được chia theo di chúc nghĩa là thừa kế được chia theo ý chí của cha mẹ – người có tài sản. Người lập di chúc có quyền để lại tài sản cho ai hoặc truất quyền hưởng di sản thừa kế của ai (căn cứ Điều 626 Bộ luật Dân sự mới nhất năm 2015).

Con bất hiếu có mất quyền thừa kế tài sản cha mẹ để lại không?

Theo đó, nếu con cái bất hiếu làm cha mẹ không muốn để lại tài sản của mình cho con thì phải thể hiện nội dung này trong di chúc.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, người con phải thuộc trường hợp không phụ thuộc vào di chúc theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm:

  • Con chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động
  • Cha mẹ
  • Vợ chồng

>>> Xem thêm tại: Sao y bản chính là gì? Bản trích lục có sao y được hay không?

1.2 Chia thừa kế theo pháp luật

Khi di sản được chia theo pháp luật đồng nghĩa chia theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự do pháp luật quy định.

Trong đó, con bao gồm con đẻ, con nuôi của người chết thuộc hàng thừa kế thứ nhất (theo điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự) nên sẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật trừ trường hợp:

– Từ chối nhận di sản: Đây là quyền của người thừa kế nhưng người này không được từ chối để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ do người để lại di sản để lại (Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015).

– Người không được quyền hưởng di sản: Căn cứ Điều 621 Bộ luật Dân sự, con cái bất hiếu với cha mẹ cũng có thể là một trong những trường hợp không được quyền hưởng di sản nếu:

  • Đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ.
  • Ép cha mẹ hoặc lừa dối, ngăn cản để cha mẹ lập di chúc.
  • Đã bị kết án về việc cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ cha mẹ.
  • Xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của cha mẹ…
Xem thêm:  Di chúc miệng và những điều kiện có hiệu lực

2. Con cái bất hiếu bị phạt như thế nào?

Bất hiếu vẫn là từ ngữ thường dùng để chỉ hành vi người con không có “hiếu” với cha mẹ. Trong đó, việc có hiếu thường được áp dụng trong từng hoàn cảnh cụ thể, tùy theo tập quán và quan niệm của cha mẹ.

Con cái bất hiếu có thể phải ngồi tù

Dưới góc độ pháp luật, Điều 70 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, con cái phải thực hiện các bổn phận của minh với cha mẹ như hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ…

Đồng thời, các hành vi bạo lực gia đình cũng là một trong những biểu hiện của việc con cái bất hiếu: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa cha mẹ; lăng mạ, chì chiết hoặc cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm cha mẹ; bỏ mặc, không quan tâm, không chăm sóc, không nuôi dưỡng cha mẹ; đuổi cha mẹ ra khỏi nhà là chỗ ở hợp pháp của cha mẹ trái pháp luật…

(nội dung nêu tại Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình)

Theo đó, tùy vào mức độ, người con có hành vi bất hiếu có thể chịu mức xử phạt khác nhau:

Bị xử phạt hành chính

Theo Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, con cái bất hiếu mà có các hành vi như đánh đập gây thương tích cho cha mẹ sẽ bị phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng.

Nếu đối xử tồi tệ như bắt nhịn ăn, nhịn uống, chịu rét… cha mẹ thì người con bất hiếu có thể bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.

>>> Xem thêm tại: Khi công chứng hợp đồng mua bán xe yêu cầu có xác nhận tình trạng hôn nhân tại thời điểm chủ xe mua xe.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Khi mức độ bất hiếu nghiêm trọng thì người con có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về một trong các tội:

  • Tội hành hạ người khác với mức phạt tù cao nhất là đến 03 năm;
  • Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình với mức phạt tù cao nhất là 05 năm.

(căn cứ Bộ luật Hình sự năm 2015)

Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Có được làm hộ chiếu online nhận tại nhà không?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>> Hợp đồng thuê nhà cần đảm bảo những nội dung gì? Mẫu hợp đồng thuê nhà ở đúng chuẩn, cập nhập mới nhất năm 2022?

>>> Thủ tục công chứng thừa kế bao gồm những gì? Lưu ý trong quá trình chuẩn bị hồ sơ.

>>> Công chứng hợp đồng ủy quyền có bắt buộc không? Khi được ủy quyền có được ủy quyền lại cho người khác không?

>>> Công chứng hợp đồng thuê nhà có bắt buộc không? Phí công chứng do bên nào chịu.

>>> Đất giao không đúng thẩm quyền là gì? Có được cấp Sổ đỏ không?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *