Việc chuyển đổi giữa tiếng Việt và tiếng nước ngoài đòi hỏi quá trình hiệu đính. Bạn có biết hiệu đính bản dịch là gì không? Và ý nghĩa của nó trong dịch thuật như thế nào? Đọc thêm về các thông tin liên quan trong bài viết dưới đây.

1. Hiệu đính bản dịch là gì?

Quá trình hiệu đính bản dịch là việc kiểm tra kỹ lưỡng các khía cạnh như chính tả, từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, ý nghĩa và ngữ cảnh của một bản dịch. Sau đó, các lỗi được sửa chữa và nội dung được điều chỉnh sao cho bản dịch trở nên mạch lạc và chính xác nhất so với bản gốc.

1. Hiệu đính bản dịch là gì?

Thường, các công ty dịch thuật chuyên nghiệp sẽ đảm nhận quá trình hiệu đính bản dịch. Đội ngũ biên dịch của họ thường có kinh nghiệm sâu rộng, kỹ năng dịch thuật xuất sắc và sử dụng ngôn ngữ một cách thành thạo. Do đó, khả năng hiệu đính bản dịch của họ sẽ đạt được độ chính xác và hoàn hảo nhất.

Đối với những bản dịch ít lỗi về cấu trúc câu, diễn đạt và ngữ pháp, người hiệu đính có thể chỉnh sửa trực tiếp trên bản dịch gốc để điều chỉnh và hoàn thiện nội dung sao cho chính xác nhất với bản gốc. Tuy nhiên, với những bản dịch chứa nhiều lỗi nghiêm trọng hoặc không phù hợp với bản gốc, việc chỉnh sửa trực tiếp trên bản dịch không hiệu quả. Trong trường hợp này, người hiệu đính sẽ trả lại bản dịch cho biên dịch viên để thực hiện lại từ đầu.

2. Cách tính chi phí hiệu đính bản dịch

Chi phí hiệu đính bản dịch trong mỗi đơn vị dịch thuật thường thay đổi tùy thuộc vào mức độ lỗi sai của bản dịch cần được hiệu đính, độ dài của bản dịch, ngôn ngữ sử dụng, và các yếu tố khác.

Quy định về mức định hiệu đính tài liệu dịch phục vụ việc xây dựng văn bản pháp luật, như quy định tại Khoản 7 Điều 4 của Thông tư 338/2016/TT-BTC, được sửa đổi và bổ sung bởi Thông tư 42/2022/TT-BTC, là 60.000 đồng mỗi trang (với 350 từ mỗi trang tài liệu dịch). Những loại tài liệu nào cần phải được hiệu đính bản dịch?

>>> Xem thêm: Bạn đang tìm các văn phòng công chứng quận Hoàng Mai làm việc nhanh chóng, giá cả hợp lí nhất?

Mọi tài liệu dịch thuật đều có thể được hiệu đính bản dịch, nhằm mục đích kiểm tra độ chính xác của nội dung dịch. Các loại tài liệu phổ biến và thường được ưu tiên để hiệu đính bản dịch bao gồm:

  • Tài liệu chuyên ngành: Bao gồm các văn bản y khoa, pháp luật, kỹ thuật, khoa học đòi hỏi độ chính xác cao về thông tin chuyên ngành. Sự không chính xác trong bản dịch có thể gây ra những sai sót đáng tiếc khi sử dụng.
  • Tài liệu học thuật: Báo cáo, luận văn, sách giáo khoa, bài báo, nghiên cứu, cần được dịch và hiệu đính chính xác để truyền đạt thông tin một cách hấp dẫn, rõ ràng và chính xác nhất.
  • Tài liệu tiếp thị và quảng cáo: Các văn bản quảng cáo, tài liệu tiếp thị đòi hỏi sự sáng tạo và chính xác trong việc truyền đạt thông điệp, vì vậy việc hiệu đính là rất quan trọng.
  • Tài liệu về pháp lý: Bao gồm hợp đồng, văn kiện pháp luật, bản di chúc, giấy tờ, đều yêu cầu độ chính xác và rõ ràng cao để tránh hiểu lầm hoặc tranh chấp liên quan đến pháp luật, do đó, việc hiệu đính là rất cần thiết

3. Ý nghĩa của hiệu đính bản dịch trong dịch thuật

Vai trò:

  • Đảm bảo được độ chính xác cao: Quá trình hiệu đính giúp đảm bảo rằng bản dịch đạt được mức độ chính xác cao nhất có thể so với bản gốc. Những lỗi về ngữ pháp, cấu trúc câu, ý nghĩa, hoặc ngữ cảnh có thể được sửa chữa để nội dung trở nên rõ ràng và chính xác.
  • Nâng cao giá trị của bản dịch: Quá trình hiệu đính giúp nâng cao chất lượng của bản dịch. Và tạo ra được một bản dịch hoàn hảo và chuẩn xác nhất bàn giao cho khách hàng.
  • Đồng nhất về ý nghĩa và ngữ pháp: Quá trình hiệu đính giúp đồng nhất về ngữ pháp, cấu trúc câu và thuật ngữ trong toàn bộ văn bản dịch, làm cho bản dịch trở nên mạch lạc và dễ hiểu hơn cho người đọc.
3. Ý nghĩa của hiệu đính bản dịch trong dịch thuật
  • Giữ nguyên ý nghĩa ban đầu so với nguyên tác: Người hiệu đính cần hiểu rõ ý nghĩa và ngữ cảnh của bản gốc để đảm bảo rằng ý nghĩa cốt lõi không bị thay đổi hoặc mất đi trong quá trình dịch thuật.
  • Chuyên nghiệp hóa văn bản dịch: Quá trình hiệu đính cũng đóng vai trò trong việc làm cho văn bản trở nên chuyên nghiệp hơn, từ cách trình bày, đến bố cục cấu trúc ngữ pháp hay văn phong của bản dịch.
Xem thêm:  Người lao động bị xử lí thế nào khi đình công bất hợp pháp?

4. Quy trình thực hiện

Quy trình hiệu đính bản dịch bao gồm một chuỗi các hoạt động được thực hiện để cải thiện chất lượng nội dung và độ chính xác của bản dịch. Dưới đây là một quy trình cơ bản thường được áp dụng:

>>> Xem thêm: Làm thế nào để phân biệt được sổ đỏ, sổ hồng một cách chính xác, nhanh chóng và đơn giản nhất?

Bước 1.Tiếp nhận hồ sơ

  • Nhận hồ sơ trực tiếp tại công ty khách hàng (file cứng) hoặc nhận bằng hình thức gửi file mềm qua email công ty tiếp nhận hiệu đính bản dịch.

Bước 2. Phân tích hồ sơ và báo giá

  • Đầu tiên, phân loại dạng tài liệu của khách hàng thuộc tài liệu chuyên ngành nào (y khoa, kỹ thuật, tài chính, pháp luật,văn học,…)
  • Xác định rõ mục tiêu của việc hiệu đính, bao gồm mục đích truyền đạt, đối tượng đọc và yêu cầu cụ thể của dự án dịch thuật.
  • Xác định ngôn ngữ dịch từ bản dịch gốc.

Bước 3. Tiến hành

  • Tiến hành lựa chọn nhân sự dịch thuật phù hợp với chuyên môn liên quan đến tài liệu dịch thuật, lập kế hoạch và thời gian dự kiến hoàn thành bản dịch gửi đến khách hàng.

Bước 4. Kiểm tra chất lượng bản dịch

  • Đánh giá lại bản dịch ban đầu để xác định các lỗi cần được sửa chữa và cải thiện lại nội dung bản dịch, bao gồm cả ngữ pháp, cú pháp câu.
  • Kiểm tra và cải thiện tính chính xác của các thuật ngữ và thông tin chuyên ngành, đặc biệt trong các lĩnh vực y khoa, kỹ thuật, pháp luật…

Bước 5. Bàn giao hồ sơ đến khách hàng

  • Khi bản dịch đã được kiểm tra kỹ lưỡng và đạt được chất lượng tốt nhất. Bản dịch sẽ tiến hành bàn giao cho khách hàng.

Bước 6. Bảo hành dịch vụ sau khi hiệu đính

  • Thực hiện các yêu cầu khác của khách hàng sau khi đã bàn giao tài liệu bản dịch đã được hiệu đính.

5. Các lưu ý

Khi tiến hành hiệu đính bản dịch, có một số lưu ý quan trọng cần được chú ý, để đảm bảo rằng bản dịch luôn đạt được độ chính xác cao nhất . Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi tiến hành hiệu đính bản dịch:

>>> Xem thêm: Di chúc miệng: Định nghĩa và điều kiện để di chúc miệng có hiệu lực pháp luật.

  • Hiểu rõ nội dung: Trước khi bắt đầu hiệu đính, cần hiểu rõ nội dung và ý đồ của văn bản gốc . Điều này giúp biên dịch viên sẽ truyền đạt đúng ý nghĩa , thông điệp theo đúng nguyên tác ban đầu.
  • Chú ý đến ngữ cảnh: Hiểu rõ ngữ cảnh của văn bản để có thể điều chỉnh văn phong dịch, từ vựng và cấu trúc ngữ pháp của câu sao cho phù hợp với yêu cầu gốc.
  • Kiểm tra văn phong: Đảm bảo rằng văn phong của bản dịch phản ánh đúng phong cách của văn bản gốc. Nếu là văn chương, hay tài liệu chuyên ngành, việc chọn lựa từ ngữ và cấu trúc câu phù hợp rất quan trọng.
  • Kiểm tra ngữ pháp và cú pháp: Điều chỉnh các lỗi ngữ pháp, cú pháp để bản dịch trở nên mạch lạc hơn, nhằm tránh gây hiểu lầm tới người đọc.
  • Xem xét lại ý nghĩa: Kiểm tra kỹ lưỡng xem liệu bản dịch có truyền đạt đúng ý nghĩa và tinh thần của văn bản gốc không. Điều này đặc biệt quan trọng trong các văn bản mang tính pháp lý, y học hoặc kỹ thuật.
  • Thực hiện kiểm tra chất lượng bản dịch: Sau khi hoàn tất việc hiệu đính, cần kiểm tra lại bản dịch một lần nữa để đảm bảo không còn lỗi nào còn tồn tại trong bản dịch.
Xem thêm:  Pháp nhân có năng lực hành vi dân sự không?

Một bản dịch tốt, khi được hiệu đính đúng cách, có thể tạo ra giá trị cao hơn và mang lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng. Đương nhiên bạn cũng sẽ nhận về được nhiều lợi ích hơn từ công việc này. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được hầu hết các thông tin hữu ích liên quan đến câu hỏi hiệu đính bản dịch là gì?

Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM CÁC TỪ KHÓA:

>>> Khái niệm về giá trần. Những mặt hàng có quy định giá trần gồm những gì?

>>> Pháp luật mới nhất quy định như thế nào về trình tự, thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu? Chi phí có đắt đỏ hay không?

>>> Dịch vụ dịch thuật đa ngôn ngữ đảm bảo lấy ngay, uy tín nhất tại khu vực Hà Nội bạn cần biết.

>>> Thuê nhà có cần làm hợp đồng hay không? Trình tự, thủ tục và phí công chứng hợp đồng thuê nhà như thế nào?

>>> Khi nào thì cần phải chứng thực chữ ký? Trình tự, thủ tục và phí công chứng như thế nào?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *