Sau khi sinh con là giai đoạn vô cùng quan trọng để chăm sóc sức khỏe cho các sản phụ. Vậy người phụ nữ có được hưởng chế độ hậu sản gì trong khoảng thời gian này? Đọc rõ bài viết sau để biết thêm các thông tin về vấn đề này.

1. Hậu sản là gì? Các dấu hiệu thường gặp

Từ góc độ y học, hậu sản được định nghĩa là giai đoạn tiếp theo sau quá trình sinh nở, bắt đầu từ khoảnh khắc sau khi em bé chào đời và kéo dài cho đến khi cơ thể của người mẹ phục hồi và trở về trạng thái sức khỏe như trước khi mang thai. Trong thời kỳ này, cơ thể của người mẹ cần thời gian để hồi phục sau những thay đổi do thai kỳ và quá trình sinh nở.

>>> Xem thêm: Văn phòng làm việc thứ 7 chủ nhật nhanh chóng, tiện lợi và uy tín nhất ở khu vực Hà Nội.

Hậu sản thường được chia thành 03 giai đoạn rõ rệt:

  • Giai đoạn đầu sau sinh hoặc cấp tính: 6-12 giờ sau khi sinh.
  • Giai đoạn tiếp theo: kéo dài từ 2 đến 6 tuần đầu tiên. Đây là khoảng thời gian các cơ quan sinh dục dần trở lại bình thường như thời gian trước khi mang thai. Ngoại trừ tuyến vú phát triển để thích nghi với quá trình nuôi con.
  • Giai đoạn hậu sản muộn: có thể kéo dài từ 6 tuần đến 6 tháng.

Theo thống kê, có từ 87% –  94% phụ nữ có ít nhất một vấn đề về sức khỏe sau khi sinh. Các vấn đề về sức khỏe lâu dài (dai dẳng sau thời kỳ hậu sản muộn) có ảnh hưởng đến 31% phụ nữ.

Về các dấu hiệu thường gặp của hậu sản:

Sau khi sinh con, đây là giai đoạn vô cùng quan trọng để chăm sóc sức khỏe cho các sản phụ. Việc được chăm sóc đúng cách, sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc các bệnh về hậu sản. Những dấu hiệu thường gặp đối với phụ nữ bị hậu sản như sau:

Về thể chất:

Băng huyết

Băng huyết sau sinh là hiện tượng thường xảy ra sau trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Đây là một trong các nguyên nhân chính dẫn tới tử vong của các sản phụ.

Nếu thấy hiện tượng ra máu liên tục sau khi sinh con kèm theo các triệu chứng: mạch đập nhanh, hạ huyết áp, choáng váng,… cần liên hệ ngay với bác sĩ để được cấp cứu kịp thời.

Ra máu âm đạo 

1. Hậu sản là gì? Các dấu hiệu thường gặp

Sau sinh, tử cung của sản phụ sẽ tiết ra sản dịch. Tuy nhiên, nếu lượng máu ra nhiều bất thường, kéo dài trên một tháng, có màu đen sẫm cần phải tới bệnh viện thăm khám và điều trị.

Tắc tia sữa, áp xe vú

Tắc tia sữa thuộc nhóm bệnh hậu sản sau sinh. Đây là tình trạng sữa nhiều bị tích tụ hoặc không được vắt ra ngoài trong thời gian dài dẫn đến tắc tia sữa. Việc chủ quan với các triệu chứng này và không được xử lý kịp thời khiến sản phụ có nguy cơ bị áp xe.

Để ngăn ngừa tình trạng trên, sản phụ nên cho con bú thường xuyên hoặc vắt sữa ra ngoài khi con không bú. Nếu bị áp xe vú, cần đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

Đau bụng sau sinh

Nếu đau bụng dữ dội kèm theo các triệu chứng như: sốt, buồn nôn, nôn,… thì cần tới bệnh viện ngay.

Táo bón

Táo bón là hiện thường thường xảy ra đối với các sản phụ sau sinh. Việc mắc phải triệu chứng này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người mẹ. Để khắc phục tình trạng trên, phụ nữ sau sinh cần uống nhiều nước ấm, ăn nhiều rau xanh, trái cây và bổ sung các chất xơ.

Đi tiểu không tự chủ

Đây là hiện tượng thường xảy ra ở giai đoạn đầu sau sinh hoặc cấp tính do ảnh hưởng của thuốc gây tê và giảm đau. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài kèm triệu chứng tiểu đau, tiểu rát,… gia đình cần đưa sản phụ tới cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe.

Xem thêm:  Người dân không được cầm cố Sổ đỏ có phải không?

Tăng hoặc giảm cân mất kiểm soát

Tăng hoặc giảm cân mất kiểm soát phụ thuộc vào quá trình chăm sóc người mẹ sau sinh. Việc bổ sung quá nhiều hoặc quá ít chất dinh dưỡng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng trên. Do đó, phụ nữ sau sinh cần có chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục.

Mệt mỏi và thiếu ngủ thường xuyên

Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến sau sinh do bị mất sức trong quá trình sinh nở. Hiện tượng này xảy ra do sự thay đổi lịch sinh hoạt. Khi được hỗ trợ và có sự quan tâm chăm sóc từ gia đình, sản phụ sẽ cân bằng lại trạng thái và không còn mệt mỏi nữa.

Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài kèm theo dấu hiệu đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,… thì cần đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị.

Về tâm lí:

Thay đổi tâm trạng

Thay đổi tâm trạng sau sinh thường là do sự thay đổi nội tiết tố và cuộc sống sau sinh. Nếu tâm trạng không ổn định kéo dài hoặc có kèm theo các triệu chứng như mất ngủ, chán ăn, giảm hứng thú với cuộc sống,… thì cần được tư vấn tâm lý hoặc điều trị bằng thuốc.

Lo lắng, căng thẳng

Sau sinh, phụ nữ thường bị căng thẳng vì không đủ thời gian nghỉ ngơi. Cần sắp xếp thời gian hợp lý, chia sẻ với người thân bạn bè những cảm xúc của mình. Nếu để lo lắng, căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng tới tâm lý và cuộc sống.

Mất ngủ

Đây là tình trạng xảy ra thường xuyên đối với sản phụ sau sinh. Mất ngủ có thể được cải thiện bằng cách tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, các loại trà trước khi ngủ. Nếu mất ngủ kéo dài, cần đưa sản phụ đi gặp bác sĩ để tìm ra phương pháp cải thiện giấc ngủ.

Trầm cảm sau sinh

>>> Xem thêm: Các giấy tờ, hồ sơ cần chuẩn bị trước khi làm thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà đất.

Trầm cảm sau sinh là một bệnh lý tâm thần nghiêm trọng và đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Bệnh lý này gây nên những suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống dẫn tới hành động mất kiểm soát. Trầm cảm sau sinh thường gây những hậu quả xấu nên cần được điều trị kịp thời.

Nếu có các triệu chứng của trầm cảm sau sinh, phụ nữ cần đến bệnh viện hoặc tìm tới bác sĩ tâm lý để được khám và điều trị. Gia đình nên có những quan tâm, chia sẻ để giúp cho sản phụ thoải mái về tâm lý.

2. Chế độ hậu sản: Có BHXH dành cho người hậu sản không?

Hiện nay, pháp luật hiện hành chưa quy định về chế độ BHXH dành cho người bị hậu sản. Tuy nhiên, để ngăn ngừa hậu sản ngay sau thời gian nghỉ thai sản, trong khoảng 30 ngày đầu trở lại làm việc, người lao động tiếp tục được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.

3. Chế độ hậu sản: Có BHXH dành cho người hậu sản không?

Căn cứ tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày

Thời gian nghỉ dưỡng sức được tính bao gồm ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hàng tuần.

Về thời gian nghỉ dưỡng sức được quy định như sau:

  • Tối đa 10 ngày nếu lao động nữ sinh một lần từ 02 con trở lên.
  • Tối đa 07 ngày nếu lao động nữ sinh con phải phẫu thuật.
  • Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp còn lại.
Xem thêm:  Tận dụng phép năm của nhân viên, công ty phải trả lương thế nào?

Thời gian được nghỉ bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ hàng tuần.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã khuyến khích, tạo điều kiện cho lao động nữ có thêm thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe. Do đó, người lao động sẽ làm đơn xin nghỉ dưỡng sức gửi tới doanh nghiệp

Sau khi người lao động nghỉ hết chế độ, người sử dụng lao động sẽ lập danh sách nghỉ hưởng theo mẫu 01B-HSB kèm giấy ra viện gửi tới cơ quan bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ cho người lao động.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày được tính bằng 30% mức lương cơ sở.

Kể từ ngày 01/07/2023, mức lương cơ sở được điều chỉnh áp dụng là: 1.800.000 đồng. Do đó, số tiền nghỉ dưỡng sức một ngày lao động nữ được hưởng bằng: 1.800.000 * 30% = 540.000 đồng.

>>> Xem thêm: Danh sách văn phòng công chứng Minh Khai phục vụ, chăm sóc khách hàng tận tình, nhanh chóng nhất.

Tới đây, chắc hẳn bạn đã hiểu hậu sản là gì? Có chế độ BHXH dành cho người bị hậu sản hay không? Sau sinh là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với các sản phụ. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp thông tin hữu ích để có chế độ chăm sóc phù hợp, giúp chị em phụ nữ không bị hậu sản.

Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM CÁC TỪ KHÓA:

>>> Có cần công chứng đối với hợp đồng đặt cọc mua chung cư?

>>> Có được ủy quyền thừa kế hay không? Trình tự, thủ tục công chứng giấy ủy quyền thừa kế theo quy định của pháp luật hiện nay.

>>> Hợp đồng thuê nhà: Trình tự, thủ tục công chứng theo quy định pháp luật mới nhất và chi phí thực hiện.

>>> Địa chỉ dịch thuật đa ngôn ngữ lấy ngay nhanh chóng, uy tín trên khu vực Hà Nội gần nhất.

>>> Những điều cần biết khi làm cộng tác viên công chứng: Công việc cần làm và thu nhập như thế nào?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *