Trưởng ban công tác mặt trận là một trong những vị trí quan trọng hiện nay. Ngoài hưởng mức lương, bảo hiểm họ còn được hưởng phụ cấp theo quy định. Cùng theo dõi bài viết dưới đây về phụ cấp Trưởng Ban công tác mặt trận là bao nhiêu nhé.

>>> Xem thêm: Sổ đỏ là gì? 03 lưu ý bạn đọc cần biết khi gặp sổ đỏ giả

1. Trưởng Ban công tác mặt trận là ai?

Căn cứ Nghị định 33/2023/NĐ-CP, Trưởng Ban công tác Mặt trận là một trong các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp thôn bên cạnh Bí thư chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố. Và sẽ được hưởng phụ cấp Trưởng Ban công tác Mặt trận.

Trưởng Ban công tác mặt trận là ai?

Đồng thời, khoản 1 Điều 27 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định, Ban Công tác Mặt trận được thành lập ở cấp thôn gồm thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố…

Trong đó, việc thành lập Ban Công tác Mặt trận sẽ do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra quyết định và bao gồm chức danh Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên.

Cơ cấu của Ban Công tác Mặt trận gồm:

– Một số Uỷ viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã cư trú (tạm trú hoặc thường trú) tại cấp thôn.

– Đại diện chi uỷ.

– Người đứng đầu của các Hội: Chi hội Người cao tuổi, chi hội Cựu chiến binh, Chi hội Nông dân, chi hội Phụ nữ, chi đoàn Thanh niên, chi hội Chữ thập đỏ…

– Một số người tiêu biểu trong nhân dân, dân tộc, tôn giáo…

Như vậy, căn cứ các quy định trên, có thể hiểu Trưởng Ban công tác Mặt trận là một trong ba chức danh của người hoạt động không chuyên trách ở cấp thôn.

>>> Xem thêm: Hỗ trợ dịch vụ sang tên sổ đỏ, sổ hồng nhà đất, nhà chung cư cho con tại Hà Nội

2. Phụ cấp Trưởng Ban công tác mặt trận mới nhất

Do đây là người hoạt động không chuyên trách ở cấp thôn nên theo Nghị định 33/2023/NĐ-CP cụ thể là Điều 34, chức danh này được hưởng mức khoán quỹ phụ cấp hàng tháng như sau:

– Mức 6,0 lần lương cơ sở áp dụng với cấp thôn:

  • Có từ 350 hộ gia đình trở lên với thôn.
  • Có từ 500 hộ gia đình trở lên với tổ dân phố.
  • Cấp thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự (căn cứ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền).
  • Cấp thôn thuộc xã ở vùng biên giới, hải đảo.
  • Thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên chuyển thành tổ dân phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị cấp xã.
Xem thêm:  Top 3 văn phòng công chứng quận Hai Bà Trưng

– Mức 4,5 lần lương cơ sở áp dụng với các thôn còn lại, không thuộc các trường hợp nêu trên.

Trong đó: Lương cơ sở hiện đang áp dụng (từ ngày 01/7/2023) là 1,8 triệu đồng/tháng. Do đó, sẽ có hai mức khoán quỹ phụ cấp là 10,8 triệu đồng/tháng và 8,1 triệu đồng/tháng cho cả ba chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp thôn.

 Phụ cấp Trưởng Ban công tác mặt trận mới nhất

Phụ cấp cụ thể của Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định căn cứ vào quỹ phụ cấp được khoán cho mỗi thôn cùng với đặc thù của từng thôn, tổ dân phố và các tiêu chuẩn khác.

Do đó, không có mức phụ cấp cụ thể áp dụng chung cho tất cả Trưởng Ban công tác Mặt trận cấp thôn mà tại mỗi địa phương, thậm chí mỗi thôn của từng địa phương khác nhau sẽ được hưởng mức phụ cấp khác nhau.

Lưu ý: Nghị định 33/2023/NĐ-CP nêu rõ, khuyến khích các chức danh Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Bí thư chi bộ và Trưởng Ban công tác Mặt trận giữ kiêm nhiệm chức danh của nhau.

Khi đó, người kiêm nhiệm các chức danh khác ngoài mức phụ cấp được hưởng với chức danh của mình thì còn được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm của chức danh đảm nhiệm kiêm nhiệm. Mức phụ cấp trong trường hợp này là 100% phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm đó.

>>> Xem ngay: Phí công chứng văn bản hủy hợp đồng ủy quyền mua bán ô tô

3. Nhiệm kỳ của Ban công tác Mặt trận thôn là bao lâu?

 Bên cạnh mức phụ cấp Trưởng Ban công tác Mặt trận, nhiều độc giả của LuatVietnam còn gửi đến các câu hỏi khác liên quan đến Ban công tác Mặt trận. Một trong số đó là nhiệm kỳ của Ban này.

Theo Điều 27 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban công tác Mặt trận của khu dân cư sẽ có nhiệm kỳ là 2,5 năm. Đồng thời, thường kỳ mỗi tháng, Ban Công tác Mặt trận sẽ tổ chức họp một lần và sẽ họp bất thường khi cần thiết. Cuộc họp này sẽ do Trưởng Ban công tác Mặt trận triệu tập và chủ trì.

>>> Xem thêm: Phòng công chứng thứ 7 chủ nhật miễn phí công chứng, chứng thực làm việc cả cuối tuần và ngày lễ.

Xem thêm:  Đăng kiểm là gì? Tại sao phải đăng kiểm xe?

Trên đây là giải đáp chi tiết về phụ cấp Trưởng ban công tác Mặt trận Việt Nam. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Có thể bạn quan tâm: Có được làm hộ chiếu online nhận tại nhà không?

>>> Công chứng online là gì? Các giấy tờ có thể thực hiện công chứng online

>>> Thủ tục công chứng di chúc với người cụt tay thực hiện thế nào?

>>> Dịch vụ công chứng nhận công chứng chứng thực miễn phí tại nhà riêng

>>> Hướng dẫn thủ tục làm sổ đỏ và sang tên sổ đỏ nhà đất cho con cái

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *