Người khuyết tật là người có một hay có nhiều khiếm khuyết trên cơ thể hoặc tinh thần.Vì những khiếm khuyết trên cơ thể nên họ nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ bằng nhiều cách nhau. Một trong những cách giúp đỡ của Nhà nước là thông qua bảo hiểm y tế, trong đó có một số trường hợp được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Cụ thể thủ tục cấp, mức hưởng bảo hiểm y tế cho người khuyết tật như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

>>>Xem thêm: 05 lưu ý khi kí hợp đồng thuê nhà trọ mà người lao động cần biết để tránh bị lừa

1. Người khuyết tật được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế?

Người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế còn người khuyết tật nhẹ thì không.

Theo điểm g khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 quy định, người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.

Đối chiếu với khoản 6 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

Người khuyết tật

Căn cứ Điều 3 và khoản 1, khoản 3 Điều 4 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định cụ thể về mức độ khuyết tật và xác định mức độ khuyết tật:

  • Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc, suy giảm từ 61% – 80%.
  • Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn, suy giảm 81% trở lên.

Theo đó, không phải cứ là người khuyết tật thì sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng mà chỉ có người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng mới được hưởng chính sách này.

Người khuyết tật nhẹ (mức độ giảm khả năng lao động dưới 61%) sẽ không được Nhà nước đóng, cấp thẻ bảo hiểm y tế. Nếu muốn được tham gia bảo hiểm y tế thì người khuyết tật nhẹ hoặc gia đình có thể mua thẻ bảo hiểm y tế theo diện hộ gia đình.

Xem thêm:  Trường hợp nào di chúc hợp pháp không có hiệu lực?

>>> Tìm hiểu thêm: Uỷ quyền cho người khác thực hiện thủ tục làm sổ đỏ liệu có bị phạt?

2. Mức hưởng bảo hiểm cho người khuyết tật

Theo khoản 1, khoản 3 Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13, người khuyết tật thuộc các trường hợp nêu tại mục 1 khi đi khám, chữa bệnh sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế như sau:

– Khám chữa bệnh đúng tuyến: Được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh thuộc phạm vi chi trả bảo hiểm y tế (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

Mức hưởng bảo hiểm y tế cho người khuyết tật

– Khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến (trừ trường hợp cấp cứu…) được thanh toán như sau:

  • Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước;
  • Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước;

>>> Xem thêm: Dịch vụ làm sổ đỏ trọn gói, giá cả hợp lý, uy tín nhất Hà Nội

3. Thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người khuyết tật

Theo khoản 5, khoản 6 Điều 11 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, Điều 25 Quyết định 595/QĐ-BHXH, thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế lần đầu cho người khuyết tật như sau:

Bước 1: Người tham gia bảo hiểm y tế điền tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

Bước 2: UBND xã có trách nhiệm lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế của đối tượng thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

Bước 3: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội tiếp nhận, kiểm tra, ký xác nhận và lập hồ sơ gửi cơ quan bảo hiểm y tế huyện.

Bước 4: Cơ quan bảo hiểm xã hội tổ chức in và chuyển giao thẻ cho Phòng Phòng Lao động Thương binh và Xã hội để cấp cho người dân.

>>> Xem thêm: Công chứng điện tử là gì? Những lợi ích của công chứng điện tử hiện nay

Xem thêm:  Danh sách văn phòng công chứng quận Thanh Xuân

Trên đây là các quy định về Bảo hiểm y tế cho người khuyết tật. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Mách bạn: Địa chỉ công chứng di chúc di chúc chung vợ chồng tại Hà Nội

>>> Di chúc miệng có được pháp luật công nhận không?

>>> Phí công chứng giấy ủy quyền đăng kí hộ tịch mới nhất 2023

>>> Phí công chứng văn bản hủy hợp đồng ủy quyền làm sổ đỏ hết bao tiền?

>>> Văn phòng Công chứng Nguyễn Huệ hỗ trợ dich thuật lấy ngay làm tất cả các ngày trong tuần

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán chung cư mới nhất 2023

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *