Trong thời kỳ hôn nhân, bên cạnh tài sản chung thì vợ, chồng còn có thể có tài sản riêng mà thường được mọi người gọi vui là quỹ đen. Vậy, khi ly hôn, quỹ đen của chồng hoặc của vợ có được chia cho người còn lại không. Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

>>> Xem thêm: Nắm chắc 05 cách đọc thông tin trên sổ đỏ chính xác 100%

1. Tài sản nào được coi là quỹ đen của chồng/vợ?

Tài sản riêng của vợ, chồng được quy định cụ thể tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 gồm:

– Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;

– Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;

– Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng từ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân;

– Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng;

– Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

– Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng;

– Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung.

Tài sản nào được coi là quỹ đen của chồng/vợ?

Đồng thời, theo Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật gồm:

– Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ.

– Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

– Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

Theo đó, chỉ có 10 loại tài sản nêu trên thì được coi là tài sản riêng của chồng hoặc vợ hay còn gọi là “quỹ đen” của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Các tài sản khác hình thành trong thời kỳ hôn nhân, do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, kinh doanh… thì đều là tài sản chung vợ, chồng.\

>>> Xem thêm: Dịch vụ làm sổ đỏ cam kết ra sổ, miễn phí giao tại Hà Nội

2. Có chia tài sản riêng khi ly hôn không?

Theo phân tích ở trên, vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể có tài sản chung hoặc tài sản riêng. Tuy nhiên, tài sản riêng của mỗi người sẽ thuộc về riêng người đó. Đồng thời, Điều 44 Luật Hôn nhân và Gia đình khẳng định:

Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

Khi vợ, chồng ly hôn, nguyên tắc được áp dụng để giải quyết chế độ tài sản của vợ chồng được nêu cụ thể tại Điều 7 Luật Hôn nhân và Gia đình. Cụ thể, khi ly hôn, vợ, chồng có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề trong đó có phân chia tài sản.

Có chia tài sản riêng khi vợ chồng ly hôn không?

Theo đó, vợ chồng có thể tự thỏa thuận để chia tài sản chung cũng như tài sản riêng. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố để xem xét:

Xem thêm:  Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm nào?

– Chia đôi tài sản chung nhưng tính đến hoàn cảnh của mỗi bên, công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung…

– Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung. Khi đó, tài sản này trở thành tài sản chung và sẽ được phân chia khi hai vợ, chồng ly hôn.

Nếu tài sản riêng và tài sản chung có sự sáp nhập, trộn lẫn thì nếu vợ, chồng có yêu cầu chia tài sản sẽ được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó trừ trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận khác.

>>> Xem thêm: Chứng thực giấy khai sinh miễn phí tại phòng công chứng thứ 7 chủ nhật

Nói tóm lại, khi ly hôn, tài sản riêng của vợ hoặc của chồng sẽ thuộc về người đó mà không được chia cho người còn lại trừ trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận sẽ chia tài sản này. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

Xem thêm:  Trình độ chuyên môn là gì? Nên ghi trong sơ yếu lý lịch như thế nào?

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Mách bạn: Địa chỉ công chứng di chúc di chúc chung vợ chồng tại Hà Nội

>>> Phí công chứng di chúc miệng tại Phòng công chứng hết bao tiền?

>>> Công chứng điện tử là gì? Sơ yếu lí lịch có công chứng, chứng thực điện tử được không?

>>> Phí công chứng văn bản hủy hợp đồng ủy quyền mua chung cư mới nhất 2023

>>> Xem thêm: Nhập hộ khẩu cho con sinh ở nước ngoài như thế nào?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *