Bảo hiểm y tế là chính sách an sinh xã hội để chăm sóc sức khoẻ người dân. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc, liệu là Người Việt Nam ở nước ngoài có được mua bảo hiểm y tế không?

>>> Xem thêm: Dịch thuật công chứng hỗ trợ dịch bằng TOEIC, ILETS cả thứ bảy, chủ nhật.

1. Người Việt Nam ở nước ngoài có được mua bảo hiểm y tế không?

Việt kiều nếu cư trú ở trong nước thì vẫn được tham gia bảo hiểm y tế dưới dạng bảo hiểm y tế hộ gia đình bởi theo khoản 2 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế là chính sách áp dụng với cá nhân trong nước và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Theo đó, khi Việt kiều sinh sống tại Việt Nam, có đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú thì đều thuộc đối tượng được tham gia bảo hiểm y tế.

Như vậy, không phải mọi đối tượng là Việt kiều đều thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế mà chỉ người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hiện nay đang sinh sống, cư trú và làm việc ở Việt Nam mới thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.

Đồng thời, diện tham gia bảo hiểm y tế mà Việt kiều có thể tham gia gồm:

– Bảo hiểm y tế hộ gia đình. Với diện này, Việt kiều sẽ tham gia bảo hiểm y tế cùng những người khác cùng đăng ký thường trú hoặc tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp.

Lưu ý: Tất cả thành viên trong hộ gia đình đều phải tham gia bảo hiểm y tế.

– Là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc từ đủ 03 tháng trở lên hoặc quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương. Nếu thuộc đối tượng này, cả Việt kiều và người sử dụng lao động đều đóng bảo hiểm y tế.

1. Người Việt Nam ở nước ngoài có được mua bảo hiểm y tế không?

2. Thủ tục mua bảo hiểm y tế cập nhật mới nhất

Để được đóng bảo hiểm y tế, Việt kiều phải thực hiện theo thủ tục theo Quyết định 595/QĐ-BHXH sau đây:

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất và giấy tờ cần chuẩn bị?

Hồ sơ phải chuẩn bị

Đơn yêu cầu tham gia bảo hiểm y tế. Thực chất, đây chính là tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (mẫu TK1-TS).

Xem thêm:  Công chứng hợp đồng

Khi đi nộp hồ sơ, người tham gia bảo hiểm y tế còn cần phải xuất trình Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân để cơ quan tiếp nhận kiểm tra thông tin về nhân thân của người này.

Thời gian giải quyết

Thời gian giải quyết cấp thẻ bảo hiểm y tế là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Theo đó, các bước cần phải thực hiện khi muốn tham gia bảo hiểm y tế là:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tham gia bảo hiểm y tế.

Bước 2: Nộp hồ sơ và tiền phải đóng cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ

Tuỳ vào từng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Việt kiều có thể nộp hồ sơ cho cơ quan sau đây:

– Mua theo diện hộ gia đình: Nộp hồ sơ và đóng tiền cho đại lý thu hoặc cho chính cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi mình cư trú.

– Mua theo doanh nghiệp: Việt kiều kê khai hồ sơ, nộp cho doanh nghiệp, đơn vị mình đang làm việc. Sau đó, doanh nghiệp sẽ làm thủ tục với cơ quan bảo hiểm xã hội trên địa bàn quản lý doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng thế chấp nhà đất hết bao tiền?

Mức đóng bảo hiểm y tế

Với người thuộc diện đóng bảo hiểm y tế ký hợp đồng lao động thì mức đóng boả hiểm y tế là 1,5% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Với người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình thì tuỳ thuộc người này là người đóng thứ bao nhiêu để quyết định số tiền phải đóng hàng tháng:

Người đóng bảo hiểm y tếCông thức tínhMức đóng hết 30/6/2023Mức đóng từ 01/7/2023
Thứ nhất4,5% x Mức lương cơ sở67.050 đồng81.000 đồng
Thứ hai70% x Mức đóng của người thứ nhất46.935 đồng56.700 đồng
Thứ ba60% x Mức đóng của người thứ nhất40.230 đồng48.600 đồng
Thứ tư50% x Mức đóng của người thứ nhất33.525 đồng40.500 đồng
Thứ năm40% x Mức đóng của người thứ nhất26.820 đồng32.400 đồng

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Người Việt Nam ở nước ngoài có đục mua bảo hiểm y tế không?. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu trong những trường hợp nào?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:

>>> Di chúc miệng có bắt buộc phải công chứng, chứng thực?

>>> Làm sao để phát hiện sổ đỏ bị làm giả? Cách kiểm tra sổ đỏ giả đơn giản bằng mắt thường, chính xác 100%.

>>> Điều kiện để thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ khi mua nhà ở xã hội tại Hà Nội là gì?

>>> Trưởng thôn có bắt buộc là Đảng viên không?

>>> Công chứng hợp đồng ủy quyền: Thủ tục thực hiện như thế nào?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *