Ngân sách nhà nước liên quan trực tiếp tới sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Vậy ngân sách nhà nước là gì? Những điều kiện thu, chi ngân sách nhà nước như thế nào? hãy cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây nhé!

>>> Xem thêm tại: Có được công chứng ngòai trụ sở hay không? Rủi ro gặp phải khi công chứng sai quy định là gì?

1. Hiểu rõ ngân sách nhà nước là gì?

Căn cứ theo khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 có nêu quy định cụ thể về ngân sách nhà nước như sau:

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

khai-niem-ngan-sach-nha-nuoc-la-gi

Như vậy, chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng nếu xét về khía cạnh kinh tế, ngân sách nhà nước chính là bản dự toán thu chi, hay nói cách khác là bản ước tính thu nhập và chi tiêu bằng tiền tệ của một quốc gia.

Ngân sách nhà nước phải  được quyết định và sử dụng bởi các cơ quan chính phủ có thẩm quyền liên quan trong một thời hạn nhất định (thông thường là một năm). Từ đó, Quốc hội, với tư cách là người đại diện cho toàn bộ người dân sẽ phải quyết định về trước khi Chính phủ đưa ra thi hành trên thực tế.

>>> Xem thêm tại: Công chứng hợp đồng ủy quyền có bắt buộc không? Khi được ủy quyền có được ủy quyền lại cho người khác không?

2. Điều kiện thực hiện thu và chi NSNN như thế nào?

2.1 Những khoản thu và chi NSNN bao gồm những khoản nào

– Các khoản thu NSNN:

Căn cứ vào Điều 2 Nghị định 163/2016/NĐ-CP, các khoản thu bao gồm trong NSNN được quy định rất rõ như sau:

thu-ngan-sach-nha-nuoc

1. Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của các luật thuế.

2. Lệ phí do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.

3. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện; trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ.

4. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện, sau khi trừ phân được trích lại để bù đắp chi phí theo quy định của pháp luật.

5. Các khoản nộp ngân sách nhà nước từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, gồm:

a) Lãi được chia cho nước chủ nhà và các khoản thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;

b) Các khoản thu hồi vốn của Nhà nước đầu tư tại các tổ chức kinh tế;

c) Thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước;

d) Thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước;

đ) Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

e) Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (bao gồm cả gốc và lãi), trừ vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ.

…..

– Các khoản chi ngân sách nhà nước:

Các khoản chi trong NSNN đã được quy định rất rõ tại Điều 3 Nghị định 163/2016/NĐ-CP như sau:

chi-ngan-sach-nha-nuoc

1. Chi đầu tư phát triển gồm:

a) Chi đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án theo các lĩnh vực được quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính của trung ương và địa phương; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

c) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

2. Chi dự trữ quốc gia.

3. Chi thường xuyên cho các lĩnh vực:

a) Quốc phòng;

b) An ninh và trật tự, an toàn xã hội;

c) Sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề;

>>> Xem thêm tại: Một số cách giúp doanh nghiệp tìm đối tác kinh doanh hiệu quả, tiết kiệm thời gian.

2.2 Điều kiện thu chi đối với ngân sách nhà nước là gì?

thu-va-chi-ngan-sach-nha-nuoc

– Điều kiện thực hiện thu đối với ngân sách nhà nước:

Xem thêm:  Điều kiện, trình tự, thủ tục cho thuê đất công ích

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 12 Luật Ngân sách nhà nước 2015, các khoản thu ngân sách nhà nước được quy định như sau:

Thu ngân sách nhà nước phải được thực hiện theo quy định của Luật này, các luật về thuế và các quy định khác của pháp luật về thu ngân sách nhà nước.

Từ đó, việc thực hiện thu NSNN phải đảm bảo các nguồn thu tới từ các nguồn theo đúng bộ luật quy định và đã được nêu rõ trong Điều 2 Nghị định 163/2016/NĐ-CP.

Bên cạnh đó việc thu cũng phải đảm bảo tuân theo các nguyên tắc nhất định, một trong số đó là nguyên tắc cân đối NSNN. Nguyên tắc cân đối thể hiện ở việc cân đối giữa nguồn thu và nguồn chi của ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, việc đảm bảo tuân thủ quy định về thuế cũng như các quy định khác theo pháp luật là một điều quan trọng cần cân nhắc mỗi khi thực hiện các khoản thu cho NSNN.

– Điều kiện thực hiện chi đối với ngân sách nhà nước:

Tương tự như thu , việc thực hiện phân bổ và sử dụng các nguồn lực trong NSNN cũng cần được quản lý và quy định rõ trong Khoản 2, Điều 12 Luật Ngân sách nhà nước 2015. Căn cứ vào các quy định trên, có thể chia ra các điều kiện để thực hiện chi như sau:

  • Khoản chi được thực hiện khi có trong dự toán ngân sách trước đó:

Nhờ có điều kiện này, việc thực thi các khoản chi ngân sách sẽ trở nên minh bạch, tránh trường hợp những khoản chi có mục đích không rõ ràng, vượt quá ngân sách đề ra gây thất thoát lớn. Tuy nhiên không phải lúc nào các khoản chi cũng cần phải tuân theo quy định này một cách nghiêm ngặt mà vẫn sẽ có những ngoại lệ được quy định tại điều 52 và điều 59 của Luật Ngân sách nhà nước.

  • Các khoản chi phải tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn, chế độ, định mức được quyết định bởi mức có thẩm quyền:

Bên cạnh điều kiện thứ nhất về việc phải nằm trong bản dự toán ngân sách, chi ngân sách nhà nước còn phải đáp ứng các điều kiện bao gồm điều kiện về chế độ, định mức và tiêu chuẩn để tạo sự dễ dàng cho Nhà nước trong việc quản lý các khoản chi ngân sách.

Các đơn vị có thẩm quyền liên quan phải được rà soát định kỳ khi định mức chi ngân sách để đảm bảo các định mức tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với ngân sách cũng như mục tiêu. Đồng thời ban hành tiếp các định mức, chế độ và tiêu chuẩn dựa trên nhu cầu thực tế.

  • Khoản dự định chi cần được quyết định bởi người được ủy quyền hoặc thủ trưởng đơn vị

Đứng đầu ở mỗi cơ quan là Thủ trưởng đơn vị. Chính vì vậy họ sẽ là những người hiểu rõ nhất các vấn đề cần chi cũng như việc phân bổ nguồn chi như thế nào cho hợp lý và phù hợp. Từ đó quy định trên có thể góp phần tăng tính sáng tạo trong việc đưa ra quyết định chi để đạt được hiệu quả tốt.

  • Một số điều kiện cụ thể trong các trường hợp:
Xem thêm:  Trưởng thôn có bắt buộc là Đảng viên không?
Trường hợpYêu cầu
Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bảnPhải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và xây dựng;
Đối với chi thường xuyênPhải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp các cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí thì thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ và phù hợp với dự toán được giao tự chủ;
Đối với chi dự trữ quốc giaPhải bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
Đối với những gói thầu thuộc các nhiệm vụ, chương trình, dự ánPhải đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
– Đối với những khoản chi cho công việc thực hiện theo phương thức Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạchPhải theo quy định về giá hoặc phí và lệ phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

>>> Xem thêm tại: Chứng thực chữ ký là gì? Thẩm quyền chứng thực chữ ký thuộc cơ quan nào?

3. Các hành vi bị cấm trong quản lý ngân sách nhà nước

Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm cũng như điều kiện thu, chi ngân sách nhà nước là gì, sau đây là một vài hành vi cần tránh trong việc quản lý được quy định tại Điều 18 Luật Ngân sách nhà nước 2015.

hanh-vi-cam-trong-luat-doanh-nghiep-
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc thiếu trách nhiệm làm thiệt hại đến nguồn thu NSNN.
  • Thu sai quy định của các luật thuế và quy định khác của pháp luật về thu ngân sách; phân chia sai quy định nguồn thu giữa ngân sách các cấp; giữ lại nguồn thu của sai chế độ; tự đặt ra các khoản thu trái với quy định của pháp luật.
  • Chi không có dự toán, trừ trường hợp quy định tại Điều 51 của Luật này; chi không đúng dự toán ngân sách được giao; chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, không đúng mục đích; tự đặt ra các khoản chi trái với quy định của pháp luật.

……

>>> Xem thêm tại: Công chứng hợp đng thuê nhà có bắt buộc không? Phí công chứng do bên nào chịu?

Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>> Địa chỉ văn phòng công chứng uy tín, hỗ trợ ký ngoài miễn phí tại Hà Nội.

>>> Hướng dẫn cách kiểm tra sổ đỏ thật giả tại UBND phường cho người dân đơn giản, nhanh chóng.

>>> Thủ tục công chứng thừa kế bao gồm những gì? Lưu ý trong quá trình chuẩn bị hồ sơ.

>>> Phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất theo quy đinh mới nhất của pháp luật.

>>> [Mới 2024] Cập nhật mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *