Lực lượng Dân phòng là tổ chức triển khai dựa trên quần chúng tự nguyện, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ bảo mật an ninh Tổ quốc. Cùng tìm hiểu chi tiết về dân phòng cùng phụ cấp dân phòng được quy định như thế nào tại bài viết dưới đây của Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ nhé.

>>> Xem thêm: Cách đọc thông tin trên sổ hồng siêu đơn giản chưa đến 1 phút

1. Dân phòng là gì?

Hiện nay, dân phòng cũng như phụ cấp dân phòng được quy định tại Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001. Theo đó, lực lượng dân phòng là một trong những lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy của toàn dân.

Dân phòng là gì?

Khoản 5 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 giải thích về đối tượng này như sau: Đội dân phòng là tổ chức gồm những đối tượng tham gia phòng cháy và chữa cháy, giữ gìn an ninh trật tự tại nơi cư trú.

Tại thôn phải thành lập đội dân phòng và đội này sẽ do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập, quản lý (căn cứ khoản 25 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Phòng cháy, chữa cháy 2013).

Theo đó, đối tượng được tham gia vào đội dân phòng là công dân từ 18 tuổi trở lên, thường xuyên có mặt tại nơi cư trú, có đầy đủ sức khoẻ thì có nghĩa vụ phải tham gia đội dân phòng, đội phòng cháy, chữa cháy tại nơi cư trú hoặc tại nơi làm việc nếu được yêu cầu (căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001).

Đội dân phòng sẽ có biên chế từ 10 – 20 người, trong đó có 01 đội trưởng và 01 đội phó. Nếu trên 20 người – 30 người thì được biên chế thêm 01 đội phó.

Đội dân phòng có thể được chia thành các tổ dân phòng và biên chế của các tổ này sẽ là từ 05 – 09 người, trong đó có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó.

>>> Xem thêm: Dịch vụ sổ đỏ trọn gói, miễn phí giao ngoài giờ hành chính tại Hà Nội

Nhiệm vụ của đội dân phòng là thực hiện chỉ huy chữa cháy tại nơi có cháy ở thôn mà lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến kịp, trưởng thôn cũng vắng mặt.

Ngoài ra, đội này còn thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:

Xem thêm:  Danh sách 10 sàn giao dịch bất động sản tại Hà Nội uy tín nhất

– Đề xuất ban hành nội quy an toàn về phòng cháy, chữa cháy cũng như đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành các nội quy, quy định này.

– Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức cũng như xây dựng phong trào quần chúng tham gia và huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy.

– Xây dựng phương án, chuẩn bị phương tiện, lực lượng và thực hiện nhiệm vũ chữa cháy khi có cháy xảy ra, tham gia chữa cháy nếu có yêu cầu.

>>> Xem thêm: Phí công chứng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê bất động sản mới nhất 2023

2. Phụ cấp dân phòng được quy định như thế nào?

Phụ cấp dân phòng được quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 34 Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau, thành viên đội dân phòng được hưởng phụ cấp dân phòng:

– Khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy: 0,6 ngày lương tối thiểu vùng/ngày.

– Bị tai nạn, tổn hại sức khoẻ hoặc chết khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy: Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí. Nếu chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm.

>>> Xem thêm: Thủ tục chứng thực chữ ký cần những gì? Thời gian chứng thực mất bao lâu?

– Nếu được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy thì còn được hưởng chế độ:

  • Chữa cháy dưới 02 giờ: Bồi dưỡng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng.
  • Chữa cháy từ 02 – 04 giờ: Bồi dưỡng 0,45 ngày lương tối thiểu vùng.
  • Chữa cháy từ 04 giờ trở lên hoặc nhiều ngày: Cứ 04 giờ được bồi dưỡng 0,6 ngày lương tối thiểu vùng.
  • Chữa cháy từ 22 giờ đêm hôm trước đến 06 giờ sáng hôm sau: Tính gấp 02 lần mức hưởng bồi dưỡng ở trên.

Trong đó, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:

VùngMức lương tối thiểu vùng (đồng/tháng)
Vùng I4.680.000
Vùng II4.160.000
Vùng III3.640.000
Vùng IV3.250.000

Do đó, căn cứ vào bảng về mức lương tối thiểu vùng nêu trên cùng ngày làm việc để tính cụ thể mức ngày lương tối thiểu vùng và phụ cấp, bồi dưỡng cho dân phòng.

Xem thêm:  Dịch thuật công chứng lấy ngay tại Hà Nội

Trên đây là giải đáp về Dân phòng là gì? Dân phòng được phụ cấp thế nào.Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Cần phải làm những gì khi thực hiện thủ tục công chứng nhận di sản thừa kế

>>> Top 3 công ty dịch thuật đa ngôn ngữ giá rẻ, uy tín tại Hà Nội

>>> Di chúc miệng hợp pháp khi nào? Có bắt buộc phải công chứng di chúc miệng không?

>>> Công chứng hợp đồng ủy quyền sang tên nhà đất mất bao tiền?

>>> Có phải thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *