Giá trần là một trong các biện pháp mà Nhà nước sử dụng để can thiệp vào hoạt động của thị trường. Tuy nhiên, bạn đã nắm rõ về khái niệm mức giá trần là gì và đồng thời biết được những sản phẩm nào hiện đang được áp dụng giá trần chưa? Hãy cùng khám phá chi tiết thông tin này qua bài viết dưới đây!

1. Giá trần là gì?

Giá trần, còn được gọi là “Price Ceiling” trong tiếng Anh, là mức giá tối đa mà Nhà nước áp đặt đối với một đơn vị sản phẩm, và người bán buộc phải tuân theo.

Nhà nước thiết lập giá trần nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

1. Giá trần là gì?

Giá tối đa là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán cao hơn mức giá đó”

>>> Xem thêm: Cách đọc thông tin sổ hồng chi tiết nhất. Hướng dẫn cách để kiểm tra thông tin cá nhân trong sổ hồng và tránh bị chiếm đoạt tài sản.

Giá trần có ý nghĩa trong việc đảm bảo giá cả thị trường không bị tăng giá quá mức. Như vậy, giá trần giúp những người có mức thu nhập thấp có thể tiếp cận nhiều hàng hóa quan trọng, đồng thời hạn chế hiện tượng thao túng thị trường của một số doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận.

2. Phân biệt giá trần và giá sàn

Thông thường, Chính phủ thực hiện kiểm soát giá thị trường thông qua hai loại giá. Đó là giá trần và giá sàn. Hai loại giá này tồn tại những điểm khác biệt rõ rệt. Bảng dưới đây sẽ giúp bạn so sánh hai loại giá trên.

>>> Xem thêm: Phí công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền trung bình của các văn phòng công chứng quận Đống Đa hiện nay là bao nhiêu?

Giá trầnGiá sàn
Về định nghĩaLà mức giá cao nhất trên một đơn vị sản phẩm được bán ra.Là mức giá thấp nhất trên một đơn vị sản phẩm được mua vào
Về ý nghĩaBảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Đảm bảo giá cả hàng hóa không được nâng lên quá cao bởi người bán.Bảo vệ lợi ích của người bán.Đảm bảo giá cả thị trường không bị đẩy xuống quá thấp bởi người mua do lợi dụng biến động thị trường.

3. Ưu, nhược điểm của mức giá trần

Ưu điểm:

  • Giá trần giúp Nhà nước ngăn chặn hiện tượng thao túng thị trường, bán phá giá của người bán. Giá trần có thể bảo vệ người tiêu dùng khỏi việc phải trả một mức giá quá cao cho một sản phẩm, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu.
  • Giá trần tạo sự công bằng trong việc đảm bảo sự tiếp cận của người tiêu dùng có mức thu nhập thấp đến các nhu yếu phẩm, các loại hàng hóa cần thiết.

Nhược điểm:

  • Với mức giá nhỏ hơn giá cân bằng thị trường, giá trần có thể dẫn đến thiếu hụt hàng hóa do lượng cầu lớn hơn lượng cung. Giá trần làm sụt giảm hiệu quả phân bổ hàng hóa trên thị trường.
  • Giá trần làm giới hạn mức lợi nhuận tối đa người sản xuất có được.
  • Giá trần dẫn đến một số bất lợi cho người tiêu dùng. Khi nguồn cung dần trở nên khan hiếm, người mua sẽ gặp một số bất lợi và các chi phí phát sinh như thời gian chờ đợi kéo dài lâu hơn, nạn mua chui, …
Xem thêm:  Tận dụng phép năm của nhân viên, công ty phải trả lương thế nào?

4. Những mặt hàng quy định mức giá trần

Căn cứ vào Phụ lục số 2 kèm theo Luật Giá 2023, 42 nhóm hàng hóa, dịch vụ được Nhà nước định giá được quy định cụ thể như sau:

4. Những mặt hàng quy định mức giá trần
  • Dịch vụ điều hành GTVT đường sắt bằng kết cấu hạ tầng đường sắt được đầu tư bởi Nhà nước.
  • Dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây đường bộ để kinh doanh được quản lý bởi Trung ương, địa phương ( trừ trường hợp sử dụng đường bộ cao tốc)
  • Dịch vụ phà được đầu tư bởi nguồn vốn trong và ngoài Nhà nước, do trung ương, địa phương quản lý.
  • Các loại hình dịch vụ tại cảng biển và sử dụng cảng, nhà ga.
  • Dịch vụ vận chuyển hành khách qua đường hàng không trong nước. Dịch vụ thuê máy bay chuyên cơ, chuyên khoang ( bao gồm tàu bay dự bị) dùng ngân sách của Nhà nước.
  • Dịch vụ kiểm định các loại hình phương tiện, thiết bị, hệ thống linh kiện giao thông vận tải.
  • Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích, trừ các trường hợp sử dụng ngân sách Nhà nước để đặt hàng.
  • Sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi của công trình thủy lợi có sử dụng vốn đầu tư từ Nhà nước được đặt hàng bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Dịch vụ liên quan đến chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
  • Hàng dự trữ quốc gia
  • Sản phẩm, dịch vụ công được cấp, sử dụng ngân sách nhà nước do cơ quan, tổ chức ở trung ương đặt hàng.
  • Dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại đơn vị y tế công lập. Dịch vụ điều trị nghiện thuốc phiện tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
  • Máu toàn phần và các chế phẩm từ máu đáp ứng được tiêu chuẩn.
  • Sách giáo khoa
  • Dịch vụ môi giới hợp đồng đưa người lao động xuất khẩu lao động ở nước ngoài.
  • Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước tính giá dựa trên lộ trình thu của người dùng.
  • Sản phẩm, dịch vụ gia tăng sử dụng thông tin từ hệ thống dữ liệu thuộc quyền quản lý của bộ, ngành theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân (không tính các dịch vụ được thu phí do pháp luật quy định về phí và lệ phí)
  • Các loại rừng bao gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất thuộc sở hữu toàn dân do các địa phương quản lý.
  • Dịch vụ ra, vào tại các bến xe ô tô.
  • Dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
  • Dịch vụ công chứng.
Xem thêm:  Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

>>> Xem thêm: Gợi ý địa chỉ văn phòng công chứng Nguyễn Văn Huyên uy tín, phục vụ nhanh chóng nhất.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến giá trần. Hi vọng qua bài viết này, các độc giả có thể “bỏ túi”  một số kiến thức bổ ích về giá trần là gì và những mặt hàng được quy định giá trần hiện nay để có thể áp dụng trong thực tế về giá cả thị trường.

Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM CÁC TỪ KHÓA:

>>> Thế nào là hậu sản? Hậu sản được hưởng những chế độ gì?

>>> Dịch vụ làm sổ đỏ nhanh chóng, uy tín nhất Hà Nội ở đâu? Nên làm sổ đỏ ở văn phòng luật sư hay văn phòng công chứng?

>>> Di chúc không công chứng có hiệu lực pháp lý hay không? Thủ tục làm sổ đỏ thừa kế nhanh chóng hàng đầu Hà Nội.

>>> Phí công chứng mua bán nhà đất hiện nay quy định như thế nào? Ở đâu công chứng hợp đồng mua bán nhà đất phí rẻ nhất Hà Nội?

>>> Gợi ý các cách tìm đối tác kinh doanh hiệu quả tại khu vực Hà Nội, đảm bảo uy tín nhất mà bạn cần biết.

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *