Đối với các vụ án hình sự khởi tố theo yêu cầu bị hại, trong một số trường hợp, người bị hại có quyền rút yêu cầu khởi tố trước đó. Vậy nếu người bị hại rút yêu cầu khởi tố thì vụ án được xử lý thế nào?Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Công chứng thứ 7 chủ nhật – Miễn phí công chứng ngoài trụ sở uy tín tại Hà Nội

1. Đình chỉ vụ án khi bị hại rút yêu cầu khởi tố

Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau:

Bị hại rút yêu cầu khởi tố, còn bị đi tù không?

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút đơn trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Cụ thể, các tội chỉ bị khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại bao gồm: Cố ý gây thương tích; Cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; Cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; Vô ý gây thương tích; Vô ý gây thương tích do vi phạm quy tắc nghề nghiệp; Hiếp dâm; Cưỡng dâm; Làm nhục người khác; Vu khống; Xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp.

Theo đó, người thực hiện hành vi vi phạm về một trong các tội trên nhưng không có yêu cầu của người bị hại thì cũng không bị khởi tố.

Tuy nhiên, nếu vụ án đã được khởi tố nhưng người bị hại tự nguyện rút đơn thì vụ án sẽ được đình chỉ. Điều này có nghĩa là, nếu được người bị hại rút đơn, người thực hiện vi phạm có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về thời điểm rút đơn, người bị hại được quyền rút yêu cầu bất cứ lúc nào trong suốt quá trình tố tụng, từ giai đoạn điều tra, truy tố đến xét xử.

>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng mua bán nhà mất bao lâu thời gian?

Xem thêm:  Phí công chứng và Thù lao công chứng khác nhau ở chỗ nào?

2. Sau khi bị hại rút đơn, Tòa án xử lý thế nào?

Tại Công văn số 254/TANDTC-PC, Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn Tòa án các cấp xử lý trường hợp người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút đơn như sau:

Tại giai đoạn xét xử sơ thẩm

– Người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa căn cứ vào Điều 45, điểm a khoản 1 Điều 282 của Bộ luật Tố tụng hình sự ra quyết định đình chỉ vụ án;

Sau khi bị hại rút yêu cầu khởi tố, Tòa án xử lý thế nào?

– Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn căn cứ vào khoản 2 Điều 155, Điều 299 của Bộ luật Tố tụng hình sự ra quyết định đình chỉ vụ án;

– Trường hợp sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm vẫn còn thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút đơn thì Tòa án phải hướng dẫn họ làm đơn kháng cáo để Tòa án cấp phúc phẩm xem xét giải quyết việc rút yêu cầu theo thủ tục phúc thẩm.

>>> Xem thêm: Dịch vụ làm sổ đỏ trọn gói, chi phí phù hợp với mọi nhà, miễn phí giao sổ tại Hà Nội

Tại giai đoạn xét xử phúc thẩm:

– Trường hợp có kháng cáo, kháng nghị mà tại giai đoạn xét xử phúc thẩm người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút đơn thì Hội đồng xét xử hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn căn cứ vào khoản 2 Điều 155 và Điều 359 của Bộ luật Tố tụng hình sự hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.

– Trong bản án phúc thẩm, Tòa án phải nhận định rõ lý do hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án là do người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu, không phải do lỗi của Tòa án cấp sơ thẩm.Lưu ý: Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút đơn trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu rút đơn, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

>>> Xem ngay: Sổ hồng là gì? 03 rủi ro cần tránh khi mua nhà chưa sổ mà bạn cần biết

Xem thêm:  Các loại thuế mà văn phòng đại diện cần phải nộp

Trên đây là giải đáp thắc mắc về việc Bị hại rút yêu cầu khởi tố có còn bị đi tù không?Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Danh sách cộng tác viên, nghề cộng tác viên làm việc tại nhà

>>> Có thể bạn quan tâm: Hết hạn sổ đỏ nên làm sổ mới hay xin cấp đổi

>>> Mẹo hay: Hướng dẫn kiểm tra sổ đỏ giả trước khi nhận sổ đỏ

>>> Phí công chứng mua bán nhà đất chung cư mới cập nhập 2023

>>> Hướng dẫn công chứng ủy quyền mua bán nhà đất

>>> Xem ngay: Trẻ em mẫu giáo sẽ được hỗ trợ tiền ăn 360.000 đồng/tháng

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *