Nếu bạn muốn đổi số điện thoại trên VNeID nhưng không biết làm thế nào, hãy theo dõi bài viết để được hướng dẫn cách đổi số chi tiết.

>>> Xem thêm: Những thông tin cần bạn cần biết trước khi thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ lẩn đầu online nhà đất.

1. Hướng dẫn cách đổi số điện thoại trên VNeID

Theo khoản 12 Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, VNeID là ứng dụng trên thiết bị di động được phát triển bởi Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công An Việt Nam.

VNeID được xây dựng với mục đích thay thế cho giấy tờ truyền thống. Ứng dụng này được xây dựng trên nền tảng cơ sở dữ liệu về định danh, dân cư và xác thực điện tử, cung cấp các tiện ích phát triển công dân số, chính phủ số, xã hội số.

Trong quá trình sử dụng phần mềm định danh điện tử VNeID, có nhiều người muốn thay đổi số điện thoại đã đăng ký gắn với tài khoản định danh cá nhân do dùng số điện thoại của người thân, cung cấp số điện thoại không chính chủ, hoặc số điện thoại bị người khác sử dụng đăng ký định danh…

1. Cách đổi số điện thoại trên VNeID

Có 02 cách để đổi số điện thoại trên VNeID như sau:

– Cách thứ nhất: Đến Công an xã để đăng ký đổi số điện thoại. Sau đó, Công an xã sẽ lập danh sách gửi ra Bộ Công an để thay đổi.

– Cách thứ hai: Gọi điện thoại đến thoại đường dây nóng của Bộ Công an chuyên giải đáp, hỗ trợ thông tin về dữ liệu dân cư, căn cước công dân, định danh điện tử 19000368. Sau đó, ấn phím 4 để liên lạc với nhân viên tổng đài.

Nhân viên tổng đài sẽ kiểm tra thông tài khoản định danh của công dân, xác minh các thông tin về lý lịch, nơi cư trú… có đúng như trên dữ liệu hay không. Cuối cùng, bạn cung cấp số điện thoại mới để thay đổi cho số điện thoại cũ là xong.

>>> Công chứng viên có được công chứng ngoài giờ hành chính hay không?

Xem thêm:  Các đối tượng bắt buộc nộp thuế môn bài. Thời hạn nộp thuế là bao lâu?

Quá trình yêu cầu thay đổi số điện thoại trên VNeID qua tổng đài của Bộ Công an rất nhanh chóng, chỉ mất khoảng 05 phút. Tuy nhiên, do có quá nhiều cuộc gọi đến cùng lúc nên số tổng đài của Bộ Công an thường gặp tình trạng quá tải.

Thời gian hoàn thành đổi số điện thoại trên khoảng 07 – 10 ngày. Bộ Công an sẽ nhắn tin đến số điện thoại đăng ký mới. Khi đó công dân vào kích hoạt lại tài khoản định danh với số điện thoại mới.

Lưu ý khi thay đổi số điện thoại trên VNeID

Việc cập nhật thông tin cá nhân của ứng dụng VNeID là rất quan trọng, nhằm đảm bảo tính chính xác của thông tin cá nhân, giúp cơ quan chức năng nắm bắt kịp thời các thông tin về cư trú của công dân.

Đặc biệt, khi thay đổi số điện thoại trên VNeID, bạn cần lưu ý một số điều sau:

>>> Xem thêm: Khi công chứng hợp đồng ủy quyền sang tên sổ đỏ cần mang theo tài liệu gì?

  • Khi nhập số điện thoại mới, phải đảm bảo rằng đó là số điện thoại đang hoạt động và thuộc quyền sở hữu chính chủ.
  • Bạn chỉ có thể thay đổi thông tin số điện thoại một lần trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của ứng dụng.


2. Bị mất điện thoại thì đăng nhập VNeID thế nào?

Khi đăng nhập tài khoản VNeID cá nhân trên thiết bị mới, bạn phải sử dụng mã kích hoạt được gửi qua ứng dụng VNeID trên thiết bị cũ. Nếu bạn muốn đổi số điện thoại trên VNeID nhưng không biết làm thế nào, hãy theo dõi bài viết để được hướng dẫn cách đổi số chi tiết. Điều này là để bảo vệ dữ liệu cá nhân của bạn khỏi nguy cơ bị tiết lộ hoặc lạm dụng.Nếu bạn bị mất điện thoại hoặc bán điện thoại cũ mà không thực hiện quy trình đăng nhập VNeID trên thiết bị mới trước đó, mã đăng nhập sẽ vẫn gửi về số điện thoại cũ. Khi đăng nhập được vào tài khoản định danh điện tử trên thiết bị mới, một số dòng điện thoại sẽ không cho phép đăng nhập nếu không có mã gửi về số điện thoại cũ.

Xem thêm:  Bị hại rút yêu cầu khởi tố, còn bị đi tù không?

Trên đây là hướng dẫn cách đổi số điện thoại trên VNeID và các lưu ý liên quan. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:

>>> Hợp đồng thuê nhà có mất hiệu lực khi bên cho thuê mất không?

>>> Thủ tục cấp sổ đỏ cho đất đã sử dụng từ trước năm 1993 được thực hiện như thế nào?

>>> Hồ sơ xin việc có bắt buộc phải công chứng trước khi nộp không?

>>> Sổ đỏ làm giả có bị phạt không? Làm sao để kiểm tra sổ đỏ giả tại nhà?

>>> Ngân sách nhà nước là gì? Điều kiện thu, chi ngân sách Nhà nước.

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *