Với sự ban hành của Nghị định 06/2023/NĐ-CP, các quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức đã được hướng dẫn cụ thể hơn. Tuy nhiên, liệu quy định tuyển dụng công chức sẽ khắt khe hơn không?

>>> Xem thêm tại: Thủ tục xin cấp sổ đỏ đối với đất thuê lại của nhà nước có khó không? Thời gian xét duyệt mất bao lâu?

1. Quy định tuyển dụng công chức có phải kiểm định đầu vào không?

Quan điểm có phải tuyển dụng công chức sẽ khắt khe hơn xuất hiện khi Nghị định 06/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 về kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Tuy nhiên, tại Điều 12 Nghị định 06 về lộ trình này có quy định như sau:

Có phải tuyển dụng công chức sẽ khắt khe hơn?

– Vẫn tiếp tục tổ chức thi vòng 1 theo quy định về tuyển dụng công chức hiện nay đến hết 31/7/2024. Tuy nhiên, nếu trong thời gian này có tổ chức thi kiểm định đầu vào công chức thì người nào đạt kiểm định đầu vào được coi là đã vượt qua vòng 1.

– Từ ngày 01/8/2024 chỉ tuyển dụng công chức nếu đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Trong khi đó, theo khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019 nêu rõ, có 02 trường hợp phải thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức:

– Tuyển dụng công chức thông qua xét tuyển với từng nhóm đối tượng:

  • Người cam kết tình nguyện làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn từ 05 năm trở lên
  • Người học theo chế độ cử tuyển
  • Sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc
  • Nhà khoa học trẻ tài năng

– Tiếp nhận vào công chức nếu đối tượng sau đây đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm của công chức đó:

  • Viên chức
  • Cán bộ, công chưucs cấp xã
  • Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (quân đội, công an) hoặc làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải công chức
  • Tiếp nhận để bổ nhiệm người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý với người đang là Chủ tịch Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng… trong doanh nghiệp Nhà nước hoặc do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
  • Người đã từng là cán bộ, công chức sau đó được điều động, luân chuyển sang vị trí công tác khác không phải cán bộ, công chức.
Xem thêm:  Những loại đất không được thế chấp vay ngân hàng

Như vậy, từ ngày 01/8/2024, tất cả các thí sinh muốn được tuyển dụng vào công chức đều phải thực hiện thi kiểm định đầu vào công chức. Nếu đạt kết quả trong kỳ thi này thì mới được coi là đủ điều kiện để thực hiện việc tuyển dụng tiếp theo.

>>> Xem thêm tại: Hướng dẫn cách kiểm tra sổ đỏ thật giả tại UBND phường cho người dân đơn giản, nhanh chóng.

2. Nội dung kiểm định chất lượng đầu vào công chức

Để kiểm định chất lượng đầu vào công chức thì cần thực hiện theo hình thức, nội dung và thời gian tại Điều 5 Nghị định 06/2023/NĐ-CP như sau:

Tuyển dụng công chức

– Hình thức: Thi trắc nghiệm trên máy tính.

– Nội dung kiểm định: Thực hiện các công việc đánh giá những nội dung sau đây:

  • Năng lực tư duy, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn
  • Hiểu biết chung, cơ bản về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, tổ chức chính trị, xã hội hoặc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan nhà nước…

– Thời gian thực hiện: 120 phút với 100 câu hỏi và chỉ áp dụng với người thi tuyển vào vị trí việc làm đại học; nếu trình độ trung cấp, cao đẳng thì thời gian là 100 phút với số lượng câu hỏi là 80 câu.

Trong khi đó, theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, vòng 1 trong kỳ thi tuyển dụng công chức diễn ra như sau:

– Thi trên máy tính nhưng nếu cơ quan chưa có điều kiện thì có thể thi trắc nghiệm trên giấy.

– Nội dung thi gồm 03 phần về kiến thức chung (60 câu hỏi trong 60 phút); ngoại ngữ (30 câu hỏi trong 30 phút) và tin học gồm 30 câu hỏi trong 30 phút nếu thi trắc nghiệm trên giấy (sẽ không phải thi nếu thi trắc nghiệm trên máy tính).

Có thể thấy, dù quy định chỉ tuyển dụng công chức nếu đáp ứng kiểm định chất lượng đầu vào cũng không phải là quy định khắt khe hơn trước đây mà tạo điều kiện thuận tiện và nhanh chóng hơn. Do đó, quan điểm tuyển dụng công chức sẽ khắt khe hơn không chính xác.

>>> Xem thêm tại: Tuyển cộng tác viên nhập liệu việc nhẹ, lương cao thu nhập ổn định ai cũng có thể làm!

Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Những rủi ro khi mua đất bằng hợp đồng ủy quyền

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM CÁC TỪ KHÓA:

>>> Phí công chứng khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng nhà đất tính theo khung nhà nước hay giá trị thực tế của tài sản?
>>> Công chứng hợp đồng mua bán nhà ở xã hội chưa có sổ hồng thì cần thực hiện thủ tục như thế nào?
>>> Thủ tục chứng thực chữ ký giấy uỷ quyền như thế nào? Ai có thẩm quyền chứng thực chữ ký?
>>> Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền thuê đất làm xưởng được quy định như thế nào?
>>> Nhà đất đã tặng cho người khác liệu đòi được không?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *