Vùng đồng bằng sông Hồng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam. Quy hoạch sông Hồng chính là định hướng cho sự kết nối và phát triển bền vững của khu vực này.
>>> Xem thêm tại: Thủ tục xin cấp sổ đỏ đối với đất thuê lại của nhà nước có khó không? Thời gian xét duyệt mất bao lâu?
1. Đôi nét về vùng đồng bằng sông Hồng
Vùng đồng bằng sông Hồng thuộc khu vực Bắc Bộ của Việt Nam, bao gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Đây là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước với 1.091 người/km2 (năm 2021).
Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “Vùng đồng bằng Sông Hồng là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc của dân tộc”.
Vùng đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước. Kinh tế vùng tăng trưởng bình quân đạt 7.94%/năm (giai đoạn 2005-2020); quy mô kinh tế tăng nhanh, riêng năm 2020 chiếm 29,4% GDP cả nước; GRDP bình quân đầu người gấp 1.3 lần bình quân của cả nước. Vùng này đóng vai trò là vùng kinh tế động lực hàng đầu; đi đầu và dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, thực hiện đột phá các chiến lược và đổi mới mô hình tăng trưởng.
>>> Xem thêm tại: Hướng dẫn cách kiểm tra sổ đỏ thật giả tại UBND phường cho người dân đơn giản, nhanh chóng.
2. Những nội dung chính liên quan đến quy hoạch sông Hồng đến 2023
Vào ngày 19/4/2022, Quyết định số 492/QĐ-TTg đã được ban hành, phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây chính là khung định hướng cho sự kết nối và phát triển bền vững của vùng này.
2.1 Phạm vi, ranh giới và thời kỳ quy hoạch
Phạm vi của quy hoạch sông Hồng được xác định là bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính trên đất liền và không gian biển của 11 tỉnh, thành phố thuộc vùng này.
Ranh giới quy hoạch là ranh giới vùng, cụ thể:
- Phía Bắc, Đông Bắc và phía Tây, Tây Nam giáp với vùng trung du và miền núi phía Bắc;
- Phía Nam giáp vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung;
- Phía Đông giáp với Vịnh Bắc Bộ.
Thời kỳ quy hoạch là từ 2021 đến 2030, tầm nhìn cho đến năm 2050.
2.2 Quan điểm lập quy hoạch
Quan điểm lập quy hoạch theo Quyết định số 492/QĐ-TTg:
- Việc lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đất nước thời kỳ 2021 – 2030.
- Lập quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng bảo đảm khai thác, sử dụng tối đa kết cấu hạ tầng hiện có nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trên cơ sở kết nối các địa phương trong vùng;
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội, môi trường với bảo đảm quốc phòng an ninh, củng cố vững chắc an ninh nội địa, bảo đảm công tác phòng thủ tuyến biên giới trên đất liền và trên biển;
- Bảo đảm yêu cầu hoạch định và phát triển trên toàn bộ không gian lãnh thổ vùng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; phân bổ, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Bảo đảm giảm thiểu các tác động tiêu cực do kinh tế – xã hội, môi trường gây ra đối với sinh kế của cộng đồng dân cư.
>>> Xem thêm tại: Địa chỉ văn phòng công chứng uy tín, hỗ trợ ký ngoài miễn phí tại Hà Nội.
2.3 Mục tiêu lập quy hoạch
Cùng với quan điểm lập quy hoạch, mục tiêu lập quy hoạch cũng được xác định rõ:
- Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng là công cụ quản lý của nhà nước trong việc điều hành phát triển kinh tế – xã hội, nhằm huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn lực của quốc gia để phát triển đất nước nhanh và bền vững; là cơ sở để lập Quy hoạch các tỉnh trong vùng;
- Xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển, các định hướng và giải pháp bố trí không gian phát triển kinh tế – xã hội hợp lý nhằm giải quyết các vấn đề xung đột giữa các ngành, lĩnh vực trên địa bàn vùng khi hoạch định phương án phát triển của từng ngành, từng địa phương trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng.
- Xây dựng không gian phát triển vùng đồng bằng sông Hồng trên cơ sở kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng, gắn với khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội, phát triển các ngành, địa phương trong vùng.
- Xây dựng được hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu (CSDL) quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thống nhất giữa các địa phương trong vùng, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý phát triển của các địa phương trong vùng và của quốc gia.
2.4 Nội dung chính của quy hoạch
Nội dung chính của quy hoạch được thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch và Nghị định số 37/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch. Bao gồm:
a) Phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực đặc thù của vùng; đánh giá tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức; các vấn đề trọng tâm cần giải quyết trong quy hoạch vùng.
b) Dự báo triển vọng và nhu cầu phát triển vùng các mặt kinh tế, xã hội và môi trường và tổ chức không gian lãnh thổ; xây dựng và lựa chọn kịch bản phát triển.
c) Xác định quan điểm và mục tiêu phát triển vùng
d) Xây dựng phương hướng phát triển ngành có lợi thế của vùng.
……
2.5 Chủ thể lập quy hoạch
Hội đồng quy hoạch quốc gia là chủ thể có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức lập quy hoạch theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về quy hoạch cũng như các quy định khác có liên quan.
Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, các cơ quan ngang bộ cũng như là Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong khu vực thực hiện một số nhiệm vụ khác tại Điều 2 của Quyết định số 492/QĐ-TTg.
>>> Xem thêm tại: Thủ tục công chứng thừa kế bao gồm những gì? Lưu ý trong quá trình chuẩn bị hồ sơ.
3. Ý nghĩa của quy hoạch sông Hồng
Bởi vì vùng đồng bằng sông Hồng là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng về mọi mặt từ kinh tế – xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế… nên quy hoạch sông Hồng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
- Là khung định hướng cho sự kết nối các giá trị, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các địa phương trong khu vực, tạo động lực cho toàn bộ khu vực kết hợp lại thành một nguồn lực mạnh đảm bảo cho sự phát triển chung, đồng bộ, nhanh chóng, hiệu quả và bền vững;
- Giữ vai trò định hướng cho sự phân bổ các hoạt động kinh tế – xã hội sao cho phù hợp với lợi thế, tiềm năng của mỗi tỉnh, thành phố;
- Đây vừa là cơ sở khoa học vừa là cơ sở pháp lý để các địa phương trong khu vực lập Quy hoạch tỉnh một cách đồng bộ, tránh tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo;
- Là cơ hội để định vị, sắp xếp lại không gian phát triển;
- Phân bổ, bố trí các nguồn lực cho sự phát triển các ngành, các lĩnh vực theo không gian phát triển một cách hợp lý, khoa học để tạo nên được động lực mới và không gian mới;
- Tạo cơ hội giúp đánh thức được các tiềm lực, lợi thế của vùng đồng bằng sông Hồng, qua đó nhằm phát triển vùng đồng bằng sông Hồng xứng đáng với vị thế là trung tâm lan tỏa phát triển và kết nối liên vùng.
Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
>>> Có được công chứng ngòai trụ sở hay không? Rủi ro gặp phải khi công chứng sai quy định là gì?
>>> Công chứng hợp đồng thuê nhà có bắt buộc không? Phí công chứng do bên nào chịu
>>> Phí Dịch vụ sang tên sổ đỏ do bên nào chịu? Mức phí theo quy định mới nhất hiện nay là bao nhiêu?
>>> Địa chỉ văn phòng công chứng uy tín, hỗ trợ ký ngoài miễn phí tại Hà Nội.
>>> Phân biệt báo cáo tài chính hợp nhất và riêng lẻ.
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch