Theo quy định của pháp luật thì giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký cần phải được tuân theo. Việc công chứng giúp bảo đảm nội dung của 1 hợp đồng, 1 giao dịch mang tính hợp pháp về pháp lý. Bài viết dưới đây, sẽ liệt kê các loại hợp đồng công chứng, những hợp đồng bắt buộc phải công chứng, chứng thực thì mới có giá trị về mặt pháp lý.

Xem thêm>>Biểu phí công chứng mới nhất năm 2021

Vì sao cần phải công chứng hợp đồng?

Đối với một số loại hợp đồng như giao dịch thì bắt buộc cần phải công chứng chứng thực mà các bên không thực hiện công chứng thì hợp đồng đó coi như là vô hiệu và không có giá trị về mặt pháp lý. Bởi việc công chứng không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý mà còn giúp các bên hạn chế được những rủi ro từ những hợp đồng, giao dịch dân sự, thương mại không được công chứng chứng thực.

Đối với các hợp đồng bắt buộc phải công chứng mà lại không công chứng thì hợp đồng hoàn toàn sẽ vô hiệu do không tuân thủ pháp luật.

>> Xem thêm: Danh sách văn phòng công chứng uy tín, chuyên nghiệp

Các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng

Các hợp đồng văn bản, giao dịch, hợp đồng bắt buộc phải công chứng, chứng thực được quy định tại nhiều văn bản luật chuyên ngành khác nhau. Thông thường những giao dịch liên quan đến bất động sản có đăng ký quyền sở hữu; các loại giao dịch về thừa kế thì cần phải thực hiện công chứng. Dưới đây là các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng, cụ thể như sau:

Hợp đồng tặng cho nhà ở, bất động sản

Hợp đồng tặng cho nhà ở là sự thỏa thuận giữa hai bên. Vì thế, một bên giao tài sản của mình và một bên nhận tài sản được cho và không có yêu cầu đền bù. Tuy nhiên, cần phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng. Công chứng Căn cứ vào Điều 122 Luật nhà ở 2014 và Khoản 1 Điều 459 Bộ luật dân sự 2015.

Hợp đồng mua bán nhà ở

Cần phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng. Căn cứ vào Điều 122 Luật nhà ở 2014 và Điều 430 Bộ luật dân sự 2015. Chỉ trừ những trường hợp mua bán, cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở phục vụ tái định cư, cho thuê ở xã hội.

Xem thêm:  Nên công chứng ở văn phòng công chứng tư nhân hay phòng công chứng nhà nước?

Người bán và người mua cần chuẩn bị: Sổ đỏ, giấy tờ tùy thân, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, hợp đồng mua bán. Công chứng tại các cơ quan công chứng uy tín và có giấy phép hoặc tại cơ quan công chứng nhà nước.

Hợp đồng mua, bán xe ô tô

Phải được công chứng hoặc chứng thực. 

Xem thêm>>Công chứng hợp đồng mua bán ô tô, xe máy

Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở

Cần phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng. Căn cứ vào  Khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014. Trừ trường hợp là góp vốn bằng nhà ở bởi 1 bên là tổ chức.

Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Cần được công chứng hoặc chứng thực. Căn cứ vào Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013.

Hợp đồng thế chấp nhà ở

Phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014.

Hợp đồng thế chấp tài sản

Căn cứ vào Điều 343 Bộ luật dân sự 2005.

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

Cần phải được công chứng hoặc chứng thực. Căn cứ vào Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013.

Hợp đồng trao đổi tài sản

Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định.  Căn cứ vào Khoản 2 Điều 455 Bộ luật dân sự 2015.

Hợp đồng tặng chủ bất động sản

Nếu tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 459 BLDS 2015.

Hợp đồng mua bán bất động sản đấu giá

Căn cứ vào Khoản 5 Điều 459 Bộ luật dân sự 2005.

Hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà ở thương mại

Cần phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013.

Xem thêm:  Phân biệt giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự

Di chúc của người bị hạn chết về thể chất hoặc người không biết chữ

Di chúc bằng văn bản không có công chứng chứng thực chỉ được coi là hợp pháp. Nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 630 BLDS. Căn cứ vào Khoản 4 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015.

Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài

Trong trường hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc cần phải dịch ra tiếng Việt và phải công chứng. Căn cứ vào Khoản 5, Điều 647 BLDS 2015.

Văn bản thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 122 Luật nhà ở 2014 và Điểm c Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013.

Hợp đồng bảo lãnh

Hợp đồng bảo lãnh cần phải công chứng dựa vào Căn cứ vào Điều 362 Bộ luật dân sự 2005.

Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ là một tổ chức hàng nghề công chứng với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và đầy trách nhiệm. Công chứng Nguyễn Huệ chuyên cung cấp đa dạng các loại dịch vụ công chứng hợp đồng, công chứng mua bán nhà đất, công chứng di chúc, công chứng giấy tờ,…với thái độ phục vụ nhanh chóng, chính xác và chuyên nghiệp.

Xem thêm>>Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Hotline: 09.66.22.7979 hoặc 0935.669.669

Địa chỉ: số 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *